Mùa tuyển sinh Đại học Cao đẳng năm nay chỉ còn 3 tháng nữa, thời điểm bây giờ các thí sinh bắt đầu lựa chọn ngành nghề bậc học sau khi rời ghế phổ thông. Theo cô Phạm Phương Lâm – Trưởng phòng tuyển sinh Cao đẳng Dược đây là thời điểm cần hiểu rõ bản thân và chọn nghề phù hợp.
Giáo viên hướng dẫn viết hồ sơ thi tốt nghiệp
Tuyển sinh ĐH 2021 cần hiểu rõ bản thân chọn nghề phù hợp
Mặc dù có rất nhiều ngành học, nhiều phương thức tuyển sinh song các chuyên gia hướng nghiệp và đại diện bộ phận tuyển sinh của các trường đều lưu ý thí sinh tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến từng phương thức xét tuyển từ đặc điểm ngành học dự kiến xét tuyển, các điều kiện, tiêu chí cho tới mốc thời gian nộp hồ sơ để không bỏ lỡ cơ hội trúng tuyển và chọn được đúng ngành học phù hợp năng lực, sự yêu thích của mỗi người.
Phó Giáo sư Nguyễn Khắc Quốc Bảo – Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh phân tích: Với mỗi thí sinh chọn ngành mình yêu thích thôi chưa đủ mà còn cần xét đến năng lực học tập, hoàn cảnh của bản thân cũng như điều kiện kinh tế gia đình. Các em không nên chỉ tập trung chọn những ngành được cho là “hot” vì trong xã hội ngày nay đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế số, các ngành nghề có xu hướng dịch chuyển, giao thoa rất nhanh. Một số ngành hiện tại có thể được cho là hấp dẫn nhưng trong tương lai có thể không còn như thế nữa. Ngược lại, có ngành bây giờ ít người quan tâm nhưng thời gian tới sẽ có nhu cầu nhân lực cao.
Bên cạnh đó, quá trình cân nhắc để đăng ký nguyện vọng xét tuyển, thí sinh nên lắng nghe, tham khảo lời khuyên của cha mẹ và các chuyên gia tư vấn. Về phía phụ huynh đưa ra lời khuyên, tư vấn nhưng đừng áp đặt chủ quan, không tính đến năng lực học tập, sức khỏe phù hợp với dự định mà con lựa chọn.
Dưới góc độ chuyên gia tư vấn nguồn nhân lực, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Trần Anh Tuấn lưu ý các thí sinh, việc chọn ngành học, trường học không chỉ bó hẹp ở bậc đại học mà còn có thể ở bậc cao đẳng, trung cấp. Điều quan trọng khi dự kiến con đường học tập tiếp theo là thí sinh phải tìm hiểu để biết nghề đó có phù hợp năng lực, tính cách và sở thích của mình hay không; tránh trường hợp chọn ngành, chọn trường chỉ theo cảm tính, không quan tâm đến điều kiện của gia đình và nhu cầu của xã hội. Thị trường lao động hiện nay cũng như trong tương lai nhu cầu nhân lực các ngành nghề rất đa dạng. Có ngành được cho là “thời thượng” nhưng không phải ai học cũng thành công mà quan trọng là sự phù hợp đối với mỗi người.
Chọn ngành nghề, trường học sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh cũng cần hiểu giá trị sức lao động, giá trị của mỗi ngành nghề không chỉ nằm ở tên trường hay ngành học đang được ưa chuộng. Kiến thức mỗi người tích lũy được trong quá trình học cộng với các kỹ năng về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tính kỷ luật, thích nghi và ý chí vươn lên mới quyết định sự thành công sau này.
Học sinh năm nay tham gia thi tốt nghiệp
Ngoài việc chọn ngành rồi mới lựa chọn trường thì theo Thầy Nguyễn Hữu Định – Trưởng phòng tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng cũng cho hay, các thí sinh năm nay cần nắm rõ đó là việc sắp xếp NV. Việc này rất quan trọng vì nó thể hiện sự phù hợp và đánh giá đúng năng lực của mình.
Khác với tuyển sinh vào lớp 10 THPT, theo quy định của Bộ GDĐT, điểm chuẩn các ngành không đổi theo thứ tự nguyện vọng (NV). Vì vậy, cơ hội của các thí sinh đăng ký ngành A ở NV1 và một thí sinh đăng ký ở NV thứ 10 là như nhau. Do đó, khi đăng ký NV thí sinh cần cân nhắc sắp xếp những NV thích hơn ở phía trên, những NV ít thích hơn ở phía dưới.
PGS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương cho rằng thí sinh nên đặt NV 1 vào ngành mình yêu thích, sau đó lưa chọn thêm những NV an toàn hơn để đảm bảo cơ hội đỗ đại học. Bộ GDĐT không giới hạn NV đăng ký vì vậy các em nên dũng cảm đặt NV mình yêu thích lên hàng đầu.
Một trong những bí quyết khi viết NV đó là việc sắp xếp thứ tự bởi nó quyết định bạn sẽ học trường nào. Vì vậy, nên sắp xếp NV1 là ngành học và trường rất thích học và chắc chắn sẽ theo học nếu đỗ. Đừng để NV “chắc ăn” lên đầu.
Nhiều thí sinh rất thích một ngành nhưng vì quá lo sợ mà điền nó vào các NV dưới. Đến lúc xét tuyển mới biết ngành đó điểm mình có thể đạt được thì không được xét do đã trúng tuyển các ngành học (dù thấp điểm hơn) phía trên. Như vậy sẽ đầy nuối tiếc.
Nguồn: truongcaodangyduoctphcm.edu.vn