439 lượt xem

Cách viết bài văn chuẩn cấu trúc Nghị luận xã hội mẫu

Nghị luận xã hội là câu hỏi thường gặp trong các đề thi, đặc biệt là đề thi môn Ngữ văn trong Kỳ thi THPT Quốc gia với nhiều dạng bài khác nhau, vậy viết bài văn chuẩn cấu trúc Nghị luận xã hội như thế nào?

Đặc điểm và yêu cầu cho một bài nghị luận xã hội chuẩn cấu trúc

Đặc điểm và yêu cầu cho một bài nghị luận xã hội chuẩn cấu trúc

Theo kinh nghiệm thi THPT Quốc gia của bạn Ngô Minh Hà – sinh viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, đầu tiên một bài văn nghị luận xã hội phải tuân theo những yêu cầu cơ bản của thể văn nghị luận, đó là xây dựng được một hệ thống luận điểm, luận cứ (bao gồm lí lẽ và dẫn chứng). Bài văn cũng phải có được lập luận chặt chẽ.

Về luận điểm thì bài văn nghị luận xã hội phải nêu lên được những tư tưởng, quan điểm, ý kiến đặt ra trong bài, hướng tới giải quyết những vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống hoặc tư tưởng. quan điểm tùy theo các loại nghị luận xã hội khác nhau. Về mặt diễn đạt, các luận điểm của bài văn nghị luận xã hội phải được trình bày theo một hệ thống hay một thứ tự nhất định sao cho rõ ràng, nhất quán và cụ thể.

Luận cứ: Những luận cứ được sử dụng trong bài cần chân thực, có tính tiêu biểu, sinh động và được rút ra từ hiện thực đời sống. Người viết cần linh hoạt trong việc nhận thức, tìm hiểu, phân tích dẫn chứng để hoàn thiện cấu trúc bài văn nghị luận xã hội. Cuối cùng, các lí lẽ và dẫn chứng cũng cần phải thể hiện được ý kiến cá nhân cũng như quan điểm riêng của bài viết

Các lập luận trong bài phải được xây dựng rõ ràng, hợp lí, theo một bố cục thống nhất của mỗi dạng nghị luận xã hội (như là nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống, nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý,…)

Cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội chung

Cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội chung

Các bạn học sinh có thể dựa vào các đặc điêm và yêu cầu của dạng bài, sau đó thực hiện các bước theo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội như sau:

  • Bước 1: Giải thích những từ ngữ trọng tâm: khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có). Sau đó giải thích ý nghĩa tổng quát như câu nói, nhận định, câu chuyện… được trích dẫn trong bài.
  • Bước 2: Lần lượt bàn luận và phân tích các mặt đúng và mặt sai của vấn đề từ phạm vi rộng đến phạm vi hẹp (hoặc ngược lại)
  • Bước 3: Phân tích những nguyên nhân của sự việc, chú ý phân tích cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan
  • Bước 4: Phân tích những ảnh hưởng của vấn đề tới xã hội cũng như với mỗi cá nhân, chú ý phân tích cả ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực
  • Bước 5: Mở rộng vấn đề cần nghị luận bằng cách giải thích, chứng minh, đào sâu vấn đề, lật ngược vấn đề.
  • Bước 6: Nhấn mạnh lại quan điểm cá nhân về vấn đề đó: tốt hay xấu, cần suy tôn hay nên bác bỏ.
  • Bước 7: Rút ra bài học cho bản thân và cho xã hội.

Bài văn nghị luận xã hội là một dạng bài khó những chiếm tỷ lệ điểm khá lớn nên khi làm bài các em thí sinh cần phân bố thời gian làm bài hợp lý, đoạn văn nghị luận thường yêu cầu từ 200 chữ cho đến 250 chữ, các em không nên dành quá nhiều thời gian cho câu hỏi này. Song cũng không nên mải mê làm các câu khác và viết đoạn văn nghị luận một cách qua loa, cẩu thả. Theo đó, câu viết trong bài văn nghị luận cần ngắn gọn, không rườm rà, tiết chế các yếu tố biểu cảm làm mất đi tính rõ ràng, xác thực mà một bài văn nghị luận xã hội cần có.

Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp cho các thí sinh chủ động cũng như có thêm kinh nghiệm để làm tốt môn Văn trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020.

Nguồn: truongcaodangyduoctphcm.edu.vn