308 lượt xem

“Bất ngờ” công dụng chữa táo bón hiệu quả từ rau mồng tơi

Rau mồng tơi không chỉ là một món ăn khá phổ biến trong mâm cơm người Việt, mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh rất nhiều quả theo Đông Y.

Công dụng của rau mồng tơi

Là một loại rau nhớt khá phổ biến, là món canh bổ dưỡng của nhiều gia đình. Theo nghiên cứu của tin tức y dược, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, lợi tiểu, tán nhiệt hiệu quả, giúp đẹp da, giải độc, trị rôm sảy, mụn nhọt rất hiệu quả.

Tên khoa học của mồng tơi là: Basella rubra. Hay còn gọi là lạc quỳ.Những  bộ phận có thể sử dụng của mồng tơi là cả lá, ngọn. Lá của mồng tơi dày có hình tim, mọc xen, đơn, nguyên có cuống, hoa mọc thành cụm mọc ở kẽ lá, màu trắng hoặc tím đỏ đậm. Quả của mồng tơi lại nhỏ, hình cầu hoặc trứng, có chiều dài khoảng 5 đến 6mm. Khi sống có màu xanh và chuyển sang màu tím khi đã chín. Mồng tơi khi phát triển rất nhanh, nếu để lâu nó có thể dài đến tận 10m.

Bài thuốc Đông Y theo chia sẻ của giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền: Lạc quỳ vị chua, tính hàn, hoạt lợi, không độc, chủ trị hoạt trung, tán nhiệt, lợi đại tràng. Một số nước châu Á dùng rau mồng tơi chữa táo bón cho trẻ em, phụ nữ đẻ khó, thuốc tiêu độc, thuốc chữa sản phụ bị nứt cổ gà khi cho con bú (giã lá đắp ngoài).

Khi sử dụng bài thuốc này thời gian lâu, bạn sẽ cảm thấy khoan khoái trong phổi, nhuận họng, long đờm, đỡ rát họng, các chứng về sáp tinh ở nam giới được cải thiện, giảm chứng khô tuyến nước bọt ở người cao tuổi, phòng ngừa ung thư phế quản, ung thư dạ con, ung thư da…

Ngoài ra, rau mồng tơi còn có công dụng mát huyết, mát phổi, nhuận gan mật, chống táo bón, nhuận tràng, đỡ háo khát, giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả, ngăn ngừa được sỏi tụy, sỏi thận.

Cách dùng: Nấu rau mồng tơi thành canh hoặc xào chín (bỏ ít muối).

Bài thuốc trị bệnh từ canh mồng tơi

Liều dùng: Đối với người lớn ngày 100-200g chia thành 2 lần ăn, sử dụng lúc không no cũng không đói, vào lúc 9h sáng và 3h chiều. Liệu trình sử dụng trong khoảng 5-7 ngày và 8-10 liệu trình/năm.

Một số bài thuốc khác

Trị mụn nhọt: Sử dụng lá mồng tơi say nhuyễn và trộn với một ít muối và đắp lên chỗ mụn, sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời, giúp bạn có làn da sạch mụn,hồng hào hơn.

Trị tiểu khó: Lấy lá mồng tơi đem giã hoặc say nhuyễn rồi vắt lấy nước, sau đó cho thêm một ít nước sôi để nguội hòa ít muối. Sử dụng hỗn hợp này vào buổi sáng còn bã có thể dùng đắp vào bọng đái.

Trị say nắng: Sử dụng rau mồng tơi sau khi đã giã nát sau đó đắp vào thái dương và trán, rồi dùng khăn quấn lại để giữ nguyên vị trí, sau đó cho bệnh nhân ngủ một giấc tỉnh dậy sẽ khỏe lại.

Cần lưu ý đối với một số trường hợp, đối với người bị sỏi thận, khó chịu trong dạ dàyhay người hấp thu kém nên hạn chế, ít dùng mồm tơi hơn so với người bình thường.