123 lượt xem

Uống thuốc sổ mũi có gây buồn ngủ không?

Thuốc sổ mũi thường được sử dụng rộng rãi cho cả người lớn và trẻ em trong các trường hợp cảm cúm, viêm mũi dị ứng, … Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như mệt mỏi, chóng mặt, và đặc biệt là thuốc sổ mũi gây buồn ngủ. Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng này.

<center><em>Sổ mũi, ho, dị ứng, viêm mũi, cảm, cảm lạnh.</em></center>
Sổ mũi, ho, dị ứng, viêm mũi, cảm, cảm lạnh.

Các loại thuốc điều trị sổ mũi phổ biến

Theo giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: sổ mũi, hoặc chảy nước mũi, thường là triệu chứng của nhiều tình trạng như dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng, dị ứng thời tiết, cảm cúm, và cảm lạnh. Mặc dù không gây nguy hiểm sức khỏe, nhưng sổ mũi liên tục có thể làm người bệnh cảm thấy không thoải mái, mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để giảm nhẹ triệu chứng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc sổ mũi không gây buồn ngủ.

Có 4 nhóm thuốc sổ mũi phổ biến:

Thuốc dạng uống: Thuốc được uống và sau đó hấp thu vào máu, lan tỏa khắp cơ thể. Tuy có tác dụng lâu, nhưng có thể cần dùng nhiều thuốc và có nguy cơ tác dụng không mong muốn.

Thuốc dạng xịt: Xịt trực tiếp vào mũi bị bệnh, thuốc này có ưu điểm tác dụng nhanh và lượng thuốc cần hấp thụ ít hơn. Tuy nhiên, có thể có một lượng nhỏ thuốc bị nuốt xuống miệng và vào hệ tuần hoàn.

Thuốc nhỏ mũi: Thuốc được nhỏ trực tiếp vào mũi bệnh, giảm nguy cơ tác dụng phụ so với thuốc uống. Tuy nhiên, có khả năng bị nuốt xuống miệng nhiều hơn thuốc xịt.

Thuốc rửa mũi: Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, nước muối sinh lý được khuyến khích sử dụng. An toàn và giúp thông thoáng đường mũi, giảm nghẹt và chảy nước mũi.

Thuốc sổ mũi có gây buồn ngủ không

Có nhiều người thắc mắc liệu thuốc sổ mũi có gây buồn ngủ không. Trên thực tế, việc này phụ thuộc vào thành phần cụ thể của từng loại thuốc.

Một số loại thuốc sổ mũi gây buồn ngủ bởi chúng chứa hoạt chất Clorpheniramin, là một loại thuốc kháng histamin được sử dụng để điều trị các triệu chứng dị ứng như viêm mũi dị ứng, mày đay, và phản ứng dị ứng khác. Clorpheniramin có thể gây ra các tác dụng phụ như ngủ gà, ngủ sâu, chóng mặt, khô miệng, và kích thích. Việc sử dụng Clorpheniramin cần được thận trọng, và trong trường hợp gặp tác dụng phụ không mong muốn, cần ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để thay thế bằng các loại thuốc kháng histamin khác.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng buồn ngủ không mong muốn, hiện nay cũng có các loại thuốc sổ mũi không gây ra tác dụng này. Các thuốc này không chứa các chất kháng histamin, giúp giảm thiểu nguy cơ buồn ngủ. Do đó, khi lựa chọn thuốc điều trị sổ mũi, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chọn các loại thuốc an toàn và phù hợp.

<center><em>Cần phải cảnh báo về khả năng gây buồn ngủ của thuốc trước khi sử dụng</em></center>
Cần phải cảnh báo về khả năng gây buồn ngủ của thuốc trước khi sử dụng

Cẩn trọng khi sử dụng thuốc sổ mũi gây buồn ngủ

Thực tế, Clorpheniramin thường được tìm thấy trong nhiều loại thuốc trị cảm cúm và sổ mũi dưới các tên thương hiệu khác nhau. Đáng tiếc, nhiều người không nhận ra rằng các loại thuốc này có thể gây ra tình trạng buồn ngủ, dẫn đến các tình huống không may trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, cần phải cảnh báo về khả năng gây buồn ngủ của thuốc trước khi sử dụng, nhằm tránh tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết dưới đây là một số điều cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc chứa Clorpheniramin:

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Đảm bảo tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng thuốc được chỉ định bởi bác sĩ để tránh tình trạng buồn ngủ ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.

Thông báo về nghề nghiệp: Nếu bạn có nghề nghiệp đòi hỏi tập trung cao độ như lái xe, lái tàu, hoặc sử dụng các thiết bị máy móc, hãy thông báo với bác sĩ để lựa chọn loại thuốc sổ mũi không gây buồn ngủ phù hợp.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: Luôn đọc kỹ nhãn thuốc và thông tin cảnh báo trước khi sử dụng, đặc biệt là về tác dụng phụ có thể gây ra buồn ngủ.

Thông tin về các sản phẩm khác: Báo cho bác sĩ biết về bất kỳ sản phẩm bảo vệ sức khỏe nào bạn đang sử dụng, vì một số tương tác giữa các loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ của tác dụng phụ buồn ngủ.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ