553 lượt xem

Những thời điểm trẻ em cần rửa tay với xà phòng để tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19

Rửa tay thường xuyên với xà phòng là biện pháp phòng dịch Covid-19 và nhiều các căn bệnh truyền nhiễm khác. Vậy trẻ em cần rửa tay vào thời điểm nào để tránh nguy cơ lây nhiễm loại virus này?

Những thời điểm trẻ em cần rửa tay với xà phòng để tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19

Những thời điểm trẻ em cần rửa tay với xà phòng để tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19

Theo các giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược chính quy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bàn tay là nơi trực tiếp tiếp xúc nhiều với dịch tiết cơ thể, nếu vô tình đưa lên mắt, mũi, miệng hoặc cầm nắm, đụng chạm vào các vật khác, virus có thể lan rộng theo dịch tiết ra ngoài cộng đồng. Ngoài ra, vi rút SARS-CoV-2 được cho là có thể tồn tại nhiều giờ trên bề mặt của vật thể, nếu vô tình chạm tay vào khu vực đó, chúng ta có thể mang mầm bệnh theo mình mà không hề hay biết. Do đó, để chặn đứng con đường virus xâm nhập vào cơ thể thông qua miệng, mũi và mắt, việc rửa tay thường xuyên và sạch sẽ là hết sức quan trọng.

Theo đó, khuyến cáo Bộ Y tế đưa ra luôn đề cao sự cần thiết và tầm quan trọng của việc rửa tay đúng cách, đặc biệt là với trẻ em, đối tượng dễ bị Covid-19 tấn công do hệ miễn dịch còn non yếu. Vì thế các bậc cha mẹ cần năm rõ các thời điểm nhắc nhỡ con rửa tay để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Thời điểm rửa tay để phòng lây nhiễm Covid-19 như sau:

Sau khi trở về từ nơi công cộng: Những nơi công cộng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì trẻ tiếp xúc với nhiều người, cầm nắm vào nhiều vật vô tình trở thành trung gian lây nhiễm. Ví dụ tay nắm cửa, nút bấm thang máy,… Vì thế, việc rửa tay với xà phòng sau khi trở về từ những nơi công cộng sẽ giúp loại bỏ virus dính trên tay của trẻ, đồng thời giúp ngăn ngừa và phòng tránh lây lan dịch bệnh cho những thành viên khác trong gia đình.

Trước khi ăn cơm: Trong nhà cũng có rất nhiều đồ vật có thể lưu giữ virus như tay nắm cửa, đồ chơi, các vật dụng. Nếu trẻ không rửa tay đúng cách trước khi ăn và trong quá trình ăn các em bốc đồ đưa lên miệng, virus sẽ theo đó đi trực tiếp vào cơ thể.

Sau khi đi vệ sinh: Kể cả không phải mùa dịch, việc rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh vần là khuyến cáo với tất cả mọi người bởi nhà vệ sinh là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, một số nghiên cứu mới đây cảnh báo vi rút SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm qua đường phân. Vì vậy, rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh là việc làm cần thiết loại bỏ virus, vi khuẩn.

Thực tế, không chỉ trẻ em cần phải rửa tay ở các thời điểm trên mà kể cả người lớn cũng nên duy trì thói quen này để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bản thân, gia đìnha và xã hội.

Ngoài rửa tay cần giữ gìn vệ sinh đường hô hấp sạch sẽ

Ngoài rửa tay cần làm để phòng tránh dịch COVID-19?

Với cơ chế lây lan của dịch COVID-19, Bộ Y tế đã chỉ đạo triển khai và khuyến cáo người dân cần thực hiện rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây. Ngoài việc rửa tay cần giữ vệ sinh đường hô hấp sạch sẽ tránh làm tổn thương, không để virus, vi khuẩn có cơ hội tấn công cơ thể và lây lan bệnh cho người khác.

Theo đó, khi hắt hơi, ho bạn cần sử dụng khăn giấy, lấy ống tay áo hoặc lấy khuỷu tay, tránh tiếp xúc với người bệnh, những người đi về từ vùng dịch về cần kiểm tra và cách lý theo sự chỉ đạo của cơ quan y tế… Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Đây là biện pháp dễ làm, dễ thực hiện và đơn giản nhất trong phòng chống bệnh do COVID-19 nói riêng và các bệnh truyền nhiễm khác.

Giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược cũng cho biết, việc chú ý giữ gìn vệ sinh đường hô hấp tốt cũng là một khuyến cáo đáng lưu tâm. Bởi trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành nếu có những biện pháp vệ sinh đường hô hấp tốt sẽ có tác dụng cao trong việc phòng bệnh. Trong đó, việc xịt họng hoặc súc họng bằng nước sát khuẩn là cách giữ cho cổ họng sạch, tránh vi khuẩn, virus tấn công. Vì đặc tính khi thời tiết lạnh, niêm mạc họng bị tổn thương thì virus sẽ dễ tấn công cơ thể. Nên việc xịt họng hay súc họng bằng nước sát khuẩn giúp bảo vệ đường hô hấp khỏi sự tấn công của virus, vi khuẩn.

Nguồn: truongcaodangyduoctphcm.edu.vn