71 lượt xem

Nhận biết tác dụng phụ của thuốc tránh thai và cách khắc phục

Thuốc tránh thai phổ biến, nhưng có thể gây tác dụng phụ. Phụ nữ cần nhận biết tác dụng phụ của thuốc tránh thai và biện pháp phòng ngừa, điều trị khi cần.

Phương pháp tránh thai bằng thuốc uống hiện đang được ưa chuộng nhất. Có hai dạng chính là thuốc kết hợp (bao gồm cả estrogen và progesterone) và thuốc chỉ chứa progesterone. Tuy nhiên, giống như nhiều loại thuốc khác, sử dụng thuốc tránh thai có thể gây tác dụng phụ.

Dưới đây tại chuyên mục Tin tức y dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ một số tác dụng phụ của thuốc tránh thai thường gặp khi sử dụng thuốc qua đường uống và cách khắc phục:

<center><em>Thuốc tránh thai có thể gây một số tác dụng không mong muốn..</em></center>
Thuốc tránh thai có thể gây một số tác dụng không mong muốn..

Khô âm đạo khi dùng thuốc tránh thai đặc biệt là tránh thai khẩn cấp

Khô âm đạo thường xuất hiện khi sử dụng các phương pháp tránh thai đường uống, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp. Nguyên nhân của hiện tượng này thường liên quan đến sự tăng cao đột ngột của hormone trong thuốc tránh thai, gây mất cân bằng nội tiết tố và dẫn đến tình trạng khô âm đạo.

Tuy nhiên, có thể giải quyết vấn đề này bằng cách giảm liều lượng hoặc chuyển sang sử dụng loại thuốc tránh thai khác. Các chất bôi trơn cũng là giải pháp dễ dàng để giảm khó chịu mà không ảnh hưởng đến trải nghiệm “giao tiếp tình dục”.

Giảm ham muốn hoặc hưng phấn kém trong quan hệ tình dục

Người sử dụng thuốc tránh thai kéo dài thường trải qua tình trạng giảm ham muốn hoặc hưng phấn kém trong quan hệ tình dục. Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng thuốc tránh thai kéo dài có thể ức chế quá trình rụng trứng, đồng thời giảm nồng độ hormone nội tiết, tăng nguy cơ giảm ham muốn tình dục.

Theo giảng viên tại Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ: để khắc phục vấn đề này, có thể xem xét sử dụng các phương pháp tránh thai khác như vòng tránh thai hoặc bao cao su.

Giảm thời lượng chu kỳ kinh nguyệt

Điều chỉnh sinh sản bằng nội tiết tố có thể làm giảm thời lượng chu kỳ kinh nguyệt (Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt), đặc biệt là ở những phụ nữ có chu kỳ kinh nhiều hoặc đau đớn. Tuy nhiên, cũng có khả năng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin gây chảy máu giữa chu kỳ kinh.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy đến 40% người sử dụng thuốc tránh thai chỉ chứa progesterone gặp tình trạng chảy máu giữa chu kỳ, trong khi chỉ có 10% người sử dụng thuốc tránh thai kết hợp gặp tình trạng tương tự.

Để giảm nguy cơ chảy máu giữa chu kỳ kinh, có thể xem xét sử dụng thuốc tránh thai kết hợp cả progesterone và estrogen.

<center><em>Nên trao đổi với bác sĩ để tìm ra cách tránh thai an toàn, giảm nguy cơ tác dụng phụ.</em></center>
Nên trao đổi với bác sĩ để tìm ra cách tránh thai an toàn, giảm nguy cơ tác dụng phụ.

Đau ngực là một trong những tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc tránh thai

Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động đột ngột của hormone, dẫn đến tăng kích thước ngực và gây ra tình trạng căng trước ngực, đau nhức và nhạy cảm khi chạm vào. Mức độ nguy cơ này thường tăng theo hàm lượng hormone có trong thuốc; nếu hàm lượng cao, nguy cơ căng trước ngực cũng tăng lên.

Để giảm thiểu tình trạng này, việc chọn một loại thuốc tránh thai khác với hàm lượng hormone thấp hoặc xem xét các phương pháp tránh thai không chứa nội tiết tố có thể là một lựa chọn hợp lý.

Cục máu đông

Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: Tác dụng phụ hiếm gặp nhưng có thể đe dọa tính mạng của thuốc tránh thai kết hợp là sự hình thành cục máu đông. Đối với những người có tiền sử đông máu hoặc các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, chứng đau nửa đầu, bệnh lupus, việc lựa chọn loại thuốc tránh thai chỉ chứa progesterone có thể là một phương án an toàn hơn.

Nhiễm nấm candida do thuốc tránh thai

Tình trạng nhiễm nấm candida là một trong những tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng thuốc tránh thai. Nguyên nhân có thể liên quan đến sự biến đổi hormone trong thuốc, làm thay đổi nồng độ estrogen trong âm đạo và tác động đến độ pH trong hệ vi sinh vật âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm candida.

Để ngăn chặn tình trạng này, bác sĩ có thể kê đơn cho loại thuốc tránh thai có hàm lượng hormone thấp hơn hoặc đổi sang loại thuốc khác. Điều trị nhiễm nấm candida thường bao gồm việc sử dụng thuốc chống nấm qua đường uống hoặc đặt âm đạo.