Nhiều người thường uống nước đường khi cảm thấy mệt mỏi hoặc huyết áp thấp. Vậy nước đường có thật sự giúp cải thiện tình trạng tụt huyết áp? Những loại đồ uống nào có thể hỗ trợ nâng cao huyết áp? Cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây.
1. Tụt huyết áp là gì?
Cô Trương Thị Thanh Nga chuyên gia, giảng viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm – trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết:
Tụt huyết áp xảy ra khi chỉ số huyết áp giảm xuống dưới mức bình thường. Huyết áp bình thường dao động trong khoảng 90/60 – 130/85 mmHg. Khi huyết áp giảm dưới 90 mmHg (huyết áp tâm thu) và dưới 60 mmHg (huyết áp tâm trương), đó là tình trạng huyết áp thấp, và khi huyết áp giảm đột ngột, ta gọi đó là tụt huyết áp.
Khi tụt huyết áp nhẹ, bạn có thể cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, đau đầu và mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu tụt huyết áp nặng và kéo dài, tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng, với các triệu chứng như choáng váng, nôn mửa, mất thăng bằng, vã mồ hôi, mất ý thức, thậm chí là ngất xỉu. Khi huyết áp giảm nhanh và đột ngột, não có thể bị thiếu máu, oxy và dưỡng chất, gây ra tổn thương nghiêm trọng cho não.
2. Uống nước đường có giúp cải thiện tụt huyết áp không?
Nhiều người chọn uống nước đường khi gặp tình trạng tụt huyết áp, nhưng liệu phương pháp này có hiệu quả? Các bác sĩ khuyến cáo, trước khi quyết định uống nước đường, cần phải hiểu rõ nguyên nhân và các triệu chứng của tụt huyết áp.
Nếu huyết áp tụt do mức đường huyết giảm (dưới 70mg/dL), với các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, bạn có thể uống nước đường hoặc ăn một ít kẹo ngọt để nâng cao mức đường huyết và cải thiện huyết áp.
Tuy nhiên, nếu tụt huyết áp liên quan đến các nguyên nhân khác như thai kỳ, rối loạn nội tiết, bệnh tim mạch, tiểu đường, hay nhiễm trùng máu, uống nước đường không chỉ không có tác dụng mà còn có thể gây ra các tác hại nghiêm trọng như tăng đường huyết, xơ vữa động mạch, đột quỵ, suy thận và tổn hại thị lực.
3. Những loại đồ uống hỗ trợ người bị tụt huyết áp
Khi huyết áp giảm, uống nước đường có thể giúp, nhưng chỉ khi nguyên nhân tụt huyết áp phù hợp và tình trạng sức khỏe cho phép. Ngoài nước đường, bạn cũng có thể tham khảo các tại Tin tức y dược loại thức uống dưới đây để cải thiện huyết áp.
3.1. Nước điện giải
Nước điện giải là một lựa chọn tốt giúp bổ sung các khoáng chất và duy trì khối lượng tuần hoàn, từ đó hỗ trợ đưa huyết áp về mức bình thường. Vì vậy, nếu huyết áp giảm đột ngột, hãy uống ngay một ly nước điện giải.
3.2. Tụt huyết áp uống trà gừng
Trà gừng có tác dụng giúp giảm chóng mặt, buồn nôn và cải thiện lưu thông máu. Để pha trà gừng, bạn chỉ cần chuẩn bị một cốc nước nóng, thêm vài lát gừng tươi và khuấy đều, để nguội một chút rồi uống. Nếu muốn dễ uống hơn, bạn có thể thêm một ít mật ong hoặc đường.
3.3. Trà cam thảo
Rễ cam thảo chứa acid glycyrrhizic, một hợp chất giúp kích thích cơ thể sản sinh mineralocorticoid, hormone có khả năng giữ muối và nước trong cơ thể, qua đó hỗ trợ tăng huyết áp. Vì vậy, uống trà cam thảo có thể giúp cải thiện tình trạng huyết áp thấp và tụt huyết áp.
3.4. Trà húng quế
Trà húng quế là lựa chọn phổ biến giúp tăng huyết áp. Lá húng quế chứa nhiều magiê và vitamin C, có tác dụng điều hòa huyết áp và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn có thể pha trà húng quế và uống mỗi ngày để cải thiện huyết áp.
3.5. Nước nho khô
Nho khô giúp bổ sung máu và kích thích hoạt động của tuyến thượng thận, từ đó tăng sản sinh Aldosterone, một hormone giúp cân bằng natri và kali trong cơ thể. Aldosterone cũng giúp cơ thể hấp thu nước vào mạch máu, làm tăng huyết áp hiệu quả.
3.6. Nước sâm
Nước sâm được nấu từ các nguyên liệu tự nhiên như rong biển, rễ cỏ tranh, la hán quả và mía lau. Không chỉ giúp giải nhiệt, nước sâm còn hỗ trợ giảm mệt mỏi và triệu chứng do tụt huyết áp, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
4. Biện pháp phòng ngừa huyết áp thấp
Dù uống nước đường và các thức uống hỗ trợ có thể cải thiện tình trạng tụt huyết áp, nhưng để phòng ngừa hiệu quả, bạn nên áp dụng các biện pháp. Chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cụ thể:
Tăng cường ăn mặn để cơ thể hấp thu natri và giữ nước. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng muối phù hợp cho mỗi ngày.
Uống đủ nước, đặc biệt đối với những người có huyết áp thấp do thiếu nước hoặc mất nước.
Tránh ăn quá no, thay vào đó, chia bữa ăn thành nhiều lần trong ngày và ăn vừa phải. Điều này giúp ngăn ngừa việc máu dồn về hệ tiêu hóa, dẫn đến thiếu máu ở não và tụt huyết áp.
Thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết tại nhà. Nếu phát hiện đường huyết thấp, hãy tuân thủ các phương pháp tăng đường huyết theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh hạ huyết áp.
Đối với người cao tuổi hoặc những người ít vận động, nên đeo vớ y tế để ngăn máu ứ đọng ở chân, giúp phòng ngừa tụt huyết áp tư thế.
Nếu bạn đang điều trị huyết áp thấp bằng thuốc, hãy sử dụng đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Không tự ý thay đổi liều hoặc thời gian sử dụng thuốc.
Xây dựng thói quen sống lành mạnh, bao gồm ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn và duy trì trạng thái tinh thần ổn định.