Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP HCM

Nấm lim xanh và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Nấm lim xanh, từ lâu được coi là dược liệu quý hiếm, đã dần bị lãng quên. Gần đây, các nhà khoa học phát hiện lại nó, và những công dụng tuyệt vời của nấm lim xanh đối với sức khỏe tiếp tục được nghiên cứu và ứng dụng.

1. Một số đặc điểm cơ bản của nấm lim xanh

Nấm lim xanh là loại nấm mọc từ cây Lim xanh đã chết, có nguồn gốc từ vùng Tiên Phước (Quảng Nam) và hiện nay phân bố nhiều ở Nam Lào, rừng Trường Sơn và Tây Nguyên. Hơn 2.000 năm trước, nấm này đã được coi là một thảo dược quý trong Đông y.

Tên khoa học của nấm lim xanh là Ganoderma lucidum Karst, thuộc họ nấm Lim, gồm hai phần: chân nấm và mũ tán. Cụ thể:

Mũ tán rộng khoảng 20cm, có hình quạt, dày từ 2 – 5cm.

Chân nấm ngắn, có thể có khuyết lõm hoặc không.

Tùy vào vị trí mọc trên cây Lim xanh, nấm được chia thành hai loại: loại mọc từ rễ cây và loại mọc từ thân cây.

2. Tác dụng của nấm lim xanh đối với sức khỏe

Nấm lim xanh là thảo dược tự nhiên chứa nhiều vi lượng và hơn 100 loại dược chất khác nhau, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt như sau. Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ:

2.1. Đối với bệnh huyết áp

Nấm lim xanh chứa hàm lượng Germanium cao gấp 5 – 7 lần nhân sâm. Các thành phần như Germanium, polysaccharides, ling zhi – 8 protein… giúp ổn định huyết áp và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh huyết áp.

2.2. Đối với bệnh Gout

Nhờ cơ chế giải độc và thanh lọc cơ thể, nấm lim xanh hỗ trợ điều trị bệnh Gout. Dược chất trong nấm giúp trung hòa acid uric trong máu và ngăn ngừa bệnh tiến triển.

2.3. Đối với bệnh tiểu đường

Các yếu tố vi lượng và hoạt chất trong nấm lim xanh hỗ trợ ổn định đường huyết hiệu quả.

2.4. Đối với bệnh gan nhiễm mỡ

Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ nhờ các dược chất như polysaccharides, germanium, triterpenes… cùng khoáng chất và vitamin, kích thích sản sinh tế bào gan mới để phục hồi chức năng gan.

2.5. Đối với bệnh ung thư

Triterpenes trong nấm lim xanh có khả năng ức chế sự phát triển và di căn của khối u ác tính, giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

2.6. Đối với bệnh viêm gan

Người bị viêm gan B hoặc C có thể sử dụng nấm lim xanh để hỗ trợ điều trị, vì các thành phần trong nấm giúp giảm lượng virus gây bệnh.

3. Cách sử dụng nấm lim xanh và một số lưu ý

Chưa có tài liệu nào ghi nhận tác dụng phụ khi sử dụng nấm lim xanh, vì vậy có thể yên tâm sử dụng. Tuy nhiên, một số người có thể cảm thấy khó chịu khi bắt đầu dùng nấm, điều này là do cơ thể cần thời gian để thích nghi với các hoạt chất trong nấm.

Về tương tác giữa nấm lim xanh và thuốc Tây, hiện chưa có ghi nhận cụ thể từ các thử nghiệm lâm sàng. Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên dùng nấm lim xanh ít nhất 30 phút trước hoặc sau khi uống thuốc Tây để tối ưu hóa hiệu quả hấp thu thuốc và tránh tương tác không mong muốn.

3.1. Lưu ý khi sử dụng nấm lim xanh

Trước khi sử dụng nấm lim xanh, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định liều lượng phù hợp và tránh lạm dụng có thể gây ngộ độc. Nấm lim xanh có thể được dùng theo nhiều cách như nấu nước uống, hãm trà, hoặc xay thành bột để dùng dần.

3.2. Những đối tượng không nên sử dụng nấm lim xanh

– Trong quá trình sử dụng nấm lim xanh, Dược sĩ Cao đẳng dược tphcm lưu ý:

Nếu uống rượu ngâm nấm lim xanh có thể gây dị ứng như đau bụng, ngứa mũi, chảy máu cam, hoặc phát ban.

Cẩn thận khi mua nấm để tránh nấm kém chất lượng hoặc giả mạo, nên tìm mua từ các công ty dược phẩm uy tín.

Nếu kết hợp nấm lim xanh với thuốc Tây y, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Dù nấm lim xanh có lợi cho sức khỏe, không nên coi đây là phương pháp thay thế hoàn toàn thuốc Tây y. Để hiệu quả điều trị tốt hơn, trong một số trường hợp, kết hợp cả Đông y và Tây y là cần thiết. Nấm lim xanh có thể hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch và giảm tác dụng phụ của thuốc Tây, nhưng việc sử dụng cần có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị khoa học.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Trước khi sử dụng nấm lim xanh, hãy tìm đến bác sĩ để nhận lời khuyên chính xác.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Exit mobile version