Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP HCM

Tác dụng phụ của gây tê tủy sống sau sinh và cách khắc phục hiệu quả

Gây tê tủy sống là phương pháp giảm đau thường được áp dụng trong sinh mổ. Tuy nhiên, nhiều bà bầu chưa nắm rõ các tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi thực hiện gây tê.

Bài viết này trường Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ thông tin chi tiết về các tác dụng phụ của gây tê tủy sống sau sinh, giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn hơn khi quyết định phương pháp giảm đau trong quá trình sinh nở.

1. Gây tê tủy sống là gì?

Gây tê tủy sống là phương pháp gây tê phổ biến trong các ca phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật dưới thắt lưng. Trong kỹ thuật này, bác sĩ tiêm thuốc tê vào không gian dưới nhện (khoang chứa dịch não tủy) của cột sống, khiến thuốc lan rộng và ức chế các dây thần kinh, làm mất cảm giác ở khu vực dưới điểm tiêm. Điều này giúp bệnh nhân không cảm thấy đau trong suốt quá trình phẫu thuật.

Gây tê tủy sống là một kỹ thuật gây tê được ứng dụng khá phổ biến trong y khoa

Ưu điểm của phương pháp này bao gồm:

Giúp bệnh nhân tỉnh táo trong khi phẫu thuật và phục hồi nhanh hơn so với gây mê toàn thân;

Giảm nguy cơ các biến chứng hô hấp so với gây mê toàn thân;

Ít ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý của cơ thể.

Vì vậy, gây tê tủy sống thường được áp dụng trong các ca mổ đẻ, mổ phụ khoa, mổ tiết niệu, mổ chỉnh hình và một số phẫu thuật khác ở khu vực bụng dưới.

2. Tác dụng phụ của gây tê tủy sống sau sinh

2.1. Tác dụng phụ

Gây tê tủy sống là phương pháp giảm đau hiệu quả trong sinh mổ, giúp sản phụ không cảm thấy đau. Tuy nhiên, như bất kỳ thủ thuật y tế nào, gây tê tủy sống cũng có thể đi kèm với một số tác dụng phụ, bao gồm:

Đau đầu: Do dịch não tủy rò rỉ qua lỗ thủng màng cứng, giảm lớp đệm bảo vệ các dây thần kinh, gây tăng áp lực não tủy, dẫn đến cảm giác đau đầu. Triệu chứng này thường hết sau vài ngày.

Đau đầu là một trong những tác dụng phụ của gây tê tủy sống sau sinh

Buồn nôn, ói mửa: Thuốc tê ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây buồn nôn. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được khắc phục nhanh chóng bằng thuốc co mạch và truyền dịch mà không gây hại cho mẹ và thai nhi.

Tê bì chân tay: Tùy thuộc vào liều thuốc tê và vị trí tiêm, có thể xảy ra tê bì ở các chi.

Rét run: Một số sản phụ có thể cảm thấy lạnh và run sau khi gây tê.

Ngứa: Cảm giác ngứa khắp cơ thể do tác dụng phụ của thuốc.

Đau lưng: Vị trí tiêm kim có thể gây đau nhẹ ở lưng.

Hạ huyết áp: Huyết áp có thể giảm đột ngột nhưng sẽ được điều chỉnh bằng thuốc.

Giữ nước tiểu: Một số sản phụ có thể gặp tình trạng khó tiểu hoặc bí tiểu trong thời gian ngắn.

Suy hô hấp và tuần hoàn: Khi thuốc tê lan lên cao, có thể gây khó thở, tê bì cánh tay và yếu chi.

2.2. Tác dụng phụ hiếm gặp

Trong một số trường hợp hiếm gặp, gây tê tủy sống có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như:

Nhiễm trùng: Mặc dù hiếm nhưng có thể xảy ra nếu không tuân thủ quy trình vô trùng.

Rối loạn thần kinh: Thuốc tê có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dẫn đến các vấn đề về cảm giác hoặc vận động.

Mặc dù gây tê tủy sống là phương pháp an toàn và hiệu quả khi thực hiện đúng cách, nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro. Hầu hết các tác dụng phụ là nhẹ và có thể điều trị. Trước khi quyết định sử dụng phương pháp này, sản phụ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ các lợi ích và nguy cơ, từ đó đưa ra quyết định phù hợp.

3. Cách giảm thiểu tác dụng phụ của gây tê tủy sống sau sinh

Để hạn chế các tác dụng phụ của gây tê tủy sống sau sinh, các bà mẹ có thể thực hiện một số biện pháp. Cô Trương Thị Thanh Nga chuyên gia, giảng viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm – trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết gồm:

3.1. Trước và trong quá trình gây tê:

Thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe: Hãy chia sẻ với bác sĩ về bất kỳ bệnh lý nền, dị ứng thuốc, hoặc các vấn đề sức khỏe khác để bác sĩ có thể chọn loại thuốc tê phù hợp và điều chỉnh liều lượng chính xác.

Giữ tâm lý ổn định: Cố gắng duy trì tâm lý bình tĩnh và hợp tác với bác sĩ để quá trình gây tê diễn ra thuận lợi và hiệu quả.

Thông tin với bác sĩ về tình trạng sức khỏe trước khi quyết định thực hiện

3.2. Sau khi gây tê:

Uống đủ nước: Giúp giảm thiểu tình trạng đau đầu và chóng mặt do mất nước.

Nghỉ ngơi đầy đủ: Tránh các hoạt động mạnh trong thời gian đầu sau sinh để cơ thể phục hồi tốt.

Thay đổi tư thế thường xuyên: Không nên nằm quá lâu ở một tư thế, điều này có thể gây đau lưng.

Dùng thuốc giảm đau: Chỉ sử dụng thuốc giảm đau khi có sự chỉ định của bác sĩ để làm dịu cơn đau.

Thông báo ngay cho bác sĩ khi có triệu chứng bất thường: Nếu gặp phải các triệu chứng như đau đầu dữ dội, tê bì chân tay, khó thở, hoặc sốt cao, cần báo cho bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.

3.3. Các biện pháp hỗ trợ khác tại Tin tức y dược:

Chườm ấm hoặc lạnh: Sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ, bạn có thể sử dụng chườm ấm hoặc lạnh lên vùng lưng để giảm đau.

Massage nhẹ nhàng: Massage nhẹ vùng lưng có thể giúp thư giãn cơ bắp và làm giảm cảm giác đau.

Tập luyện nhẹ nhàng: Sau khi được bác sĩ cho phép, bạn có thể thực hiện các bài tập nhẹ để cải thiện sức khỏe và tăng cường sự phục hồi.

Ngoài ra, đừng quên lưu ý những điểm sau:

Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ: Chỉ thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ.

Lựa chọn cơ sở y tế uy tín: Nên chọn bệnh viện hoặc phòng khám có uy tín và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm khi thực hiện gây tê tủy sống.

Tóm lại, mỗi người có phản ứng khác nhau với gây tê tủy sống, vì vậy tác dụng phụ có thể thay đổi giữa các cá nhân. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến bác sĩ kịp thời để được hỗ trợ.

Exit mobile version