Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP HCM

Nỗi lo đột quỵ khi tắm đêm và biện pháp xử trí, phòng ngừa

Có nhiều cảnh báo về nguy cơ đột quỵ khi tắm đêm. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Dấu hiệu nhận biết đột quỵ khi tắm đêm ra sao, và chúng ta nên xử lý và phòng ngừa như thế nào? Dưới đây là những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ lỡ.

<center><em>Tắm đêm đột quỵ dễ xảy ra nếu bạn vừa uống rượu bia xong</em></center>
Tắm đêm đột quỵ dễ xảy ra nếu bạn vừa uống rượu bia xong

1. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là một bệnh lý thần kinh phổ biến và nguy hiểm. Tình trạng này xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não bị giảm, ngừng đột ngột hoặc gián đoạn, dẫn đến việc não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Kết quả là các tế bào não nhanh chóng bị tổn thương, gây ra đột quỵ, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Có hai loại đột quỵ chính: xuất huyết não và tắc mạch máu não. Cô Thanh Nga giảng viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm cho biết cụ thể:

Xuất huyết não: Khi các mạch máu trong não vỡ, máu sẽ chảy vào mô não, não thất hoặc khoang dưới nhện. Hình thức đột quỵ này chiếm khoảng 15-20% tổng số ca đột quỵ.

Tắc mạch máu não: Xuất phát từ sự hình thành các mảng xơ vữa hoặc cục máu đông bên trong thành mạch, dẫn đến thu hẹp và tắc nghẽn mạch máu, cản trở lưu thông máu. Đây là loại đột quỵ phổ biến nhất, chiếm khoảng 80-85%.

2. Tại sao tắm đêm lại gây đột quỵ?

Mặc dù không phải ai cũng gặp nguy cơ đột quỵ khi tắm đêm, nhưng thực tế cho thấy việc này có thể làm tăng khả năng xảy ra đột quỵ, đặc biệt khi bạn tắm vào khuya, tắm lâu, tắm bằng nước lạnh hoặc trong thời tiết lạnh. Nguy cơ càng cao hơn nếu bạn có các bệnh lý nền. Dưới đây là một số lý do giải thích tại sao tắm đêm có thể dẫn đến đột quỵ.

Tắm đêm với nước lạnh: Tắm vào ban đêm bằng nước lạnh có thể gây hại cho sức khỏe, dù thời tiết nóng hay lạnh. Khi trời lạnh, nhiệt độ cơ thể giảm khiến các mạch máu co lại. Tắm bằng nước lạnh lúc này có thể làm nhiệt độ cơ thể hạ thấp hơn, gây cản trở lưu thông máu và tụt huyết áp. Ngược lại, trong thời tiết nóng, khi thân nhiệt cao, tắm bằng nước lạnh có thể dẫn đến co động mạch đột ngột, làm giảm lưu lượng máu đến não và tim, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Tắm quá lâu: Việc tắm hoặc ngâm mình trong nước quá lâu có thể dẫn đến mất nước cho da và co mạch máu, khiến tim đập nhanh hơn. Nếu bạn không nhanh chóng dừng tắm và lau khô người, nguy cơ đột quỵ sẽ tăng lên.

Thói quen tắm không hợp lý: Nhiều người có thói quen dội nước từ đầu xuống khi tắm, gây thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột và áp lực lên mạch máu ở đầu, dễ dẫn đến vỡ động mạch hoặc xuất huyết não. Để an toàn hơn, hãy làm ướt tay chân trước khi dội nước.

Bệnh lý nền: Những người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp hay tiểu đường có thể gặp nguy cơ cao hơn khi tắm đêm, do sự thay đổi trong quá trình tuần hoàn máu.

Uống rượu bia trước khi tắm: Sau khi uống rượu bia, tắm ngay có thể gây nguy hiểm vì nồng độ cồn trong máu cao sẽ làm giãn nở mạch máu, dễ dẫn đến vỡ mạch và đột quỵ các giảng viên cao đẳng y cho biết thêm

Nên tắm gội trước 9 giờ tối và chú ý tắm nhanh, tắm nơi kín gió để ngừa đột quỵ

3. Dấu hiệu và biện pháp xử trí khi đột quỵ xảy ra trong lúc tắm đêm

Ngoài việc tìm hiểu nguyên nhân gây đột quỵ khi tắm đêm, nhiều người cũng rất quan tâm đến các dấu hiệu nhận biết và cách xử trí khi gặp phải tình huống này. Chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng Y Dược TPHCM những dấu hiệu cần chú ý bao gồm:

Cảm giác mệt mỏi đột ngột, kiệt sức.

Tê cứng một bên mặt, mất cảm giác.

Miệng bị lệch, khó khăn hoặc không thể cười.

Nói ngọng, khó nói hoặc đột nhiên quên những từ đơn giản.

Yếu liệt một bên cơ thể, như tay hoặc chân.

Đau đầu dữ dội, chóng mặt hoặc hoa mắt.

Buồn nôn và nôn.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này, dù chỉ xuất hiện thoáng qua, hãy lập tức thông báo cho người thân. Họ cần nhanh chóng đưa bạn đến nơi khô ráo và thông thoáng. Tiếp theo, hãy mặc quần áo hoặc ủ ấm cho bạn trước khi di chuyển đến bệnh viện. Quan trọng là tuyệt đối không tự ý cạo gió, bấm huyệt hay sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn từ bác sĩ.

4. Phòng ngừa đột quỵ khi tắm đêm

Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa đột quỵ khi tắm đêm là hạn chế tắm sau 9 giờ tối. Điều này càng quan trọng hơn đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và những người có bệnh lý nền.

Nếu bạn quyết định tắm đêm, hãy nhớ tránh thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột. Hãy cho cơ thể làm quen từ từ với nước, và tốt nhất là sử dụng nước ấm có nhiệt độ tương đương hoặc ấm hơn nhiệt độ cơ thể. Sau khi tắm, bạn nên lau khô người và sấy tóc thật kỹ trước khi đi ngủ.

Ngoài ra, nếu bạn vừa tập thể dục, ra nhiều mồ hôi, hoặc vừa uống rượu bia, hãy tránh tắm đêm. Nếu không, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ đột quỵ và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Nguồn: Tin tức y dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Exit mobile version