Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP HCM

Kìm nén cảm xúc gây nguy hiểm: cần tìm cách giải tỏa hiệu quả để bảo vệ sức khỏe

Kìm nén cảm xúc, cảm xúc tiêu cực này không biến mất có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng lâu dài, ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần lẫn thể chất.

<center><em>Căng thẳng mạn tính do kìm nén cảm xúc có thể dẫn đến nhiều tình trạng sức khỏe...</em></center>
Căng thẳng mạn tính do kìm nén cảm xúc có thể dẫn đến nhiều tình trạng sức khỏe…

1. Kìm nén cảm xúc là gì?

Ban cố vấn Cao đẳng Y dược TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết:

Kìm nén cảm xúc là hành động mà cá nhân cố ý bỏ qua hoặc từ chối các phản ứng cảm xúc của mình. Nguyên nhân dẫn đến hành vi này có thể bao gồm sự sợ hãi bị đánh giá, mong muốn duy trì sự kiểm soát, tuân thủ chuẩn mực xã hội, hoặc che giấu điểm yếu.

Mặc dù kìm nén cảm xúc có thể mang lại cảm giác dễ chịu trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, nó có thể dẫn đến tích tụ căng thẳng. Những cảm xúc tiêu cực này không biến mất mà sẽ âm thầm tồn tại trong cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần.

2. Hậu quả của việc kìm nén cảm xúc

Tâm trí và cơ thể có sự liên kết chặt chẽ; nghiên cứu đã chứng minh rằng trạng thái cảm xúc cóthể tác động trực tiếp đến sức khỏe thể chất. Khi cảm xúc bị kìm nén liên tục, cơ thể phản ứng bằng cách kích hoạt hệ thống căng thẳng, dẫn đến việc giải phóng cortisol (hormone căng thẳng). Điều này có thể gây ra tình trạng viêm và suy giảm hệ miễn dịch theo thời gian.

Căng thẳng mạn tính do kìm nén cảm xúc có thể dẫn đến một loạt vấn đề sức khỏe, bao gồm:

Vấn đề tim mạch: Căng thẳng kéo dài liên quan đến kìm nén cảm xúc có thể dẫn đến huyết áp cao, bệnh tim, và nguy cơ đột quỵ, gây áp lực lớn cho tim và hệ tuần hoàn.

Rối loạn giấc ngủ: Kìm nén cảm xúc thường dẫn đến lo âu và bồn chồn, gây khó khăn trong việc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ, từ đó ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và phục hồi của cơ thể.

Vấn đề tiêu hóa: Mối liên hệ giữa ruột và não rất chặt chẽ; căng thẳng cảm xúc có thể biểu hiện qua các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng.

Căng thẳng cơ xương: Cảm xúc không được xử lý có thể gây ra đau mạn tính hoặc khó chịu.

Việc kìm nén cảm xúc không chỉ gây ra vấn đề thể chất mà còn tạo thành một vòng luẩn quẩn, làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe tâm thần, khó phá vỡ chu kỳ này. Chẳng hạn, người kìm nén cơn giận có thể trải qua đau đầu hoặc vấn đề tiêu hóa, làm tăng cảm giác cáu kỉnh và khó chịu về mặt cảm xúc các giảng viên dạy trung cấp y sĩ đa khoa cho biết thêm.

Kìm nén cảm xúc có thể dẫn đến huyết áp cao, bệnh tim, thậm chí là đột quỵ.

3. Làm thế nào để giải phóng những cảm xúc bị kìm nén?

Kìm nén cảm xúc thường bắt nguồn từ việc lớn lên trong môi trường thiếu không gian để thể hiện cảm xúc. Nhiều người không nhận ra mình đang kìm nén cảm xúc. Nếu bạn gặp khó khăn trong các mối quan hệ hoặc cảm thấy không thoải mái với cảm xúc tiêu cực, gặp gỡ một nhà trị liệu có thể là giải pháp hữu ích. Họ sẽ giúp bạn hiểu và quản lý cảm xúc tốt hơn.

Căng thẳng cảm xúc có thể gây ra triệu chứng thể chất như đau bụng hoặc khó chịu dạ dày. Để giải phóng cảm xúc bị kìm nén, theo dược sĩ Cao đẳng dược tphcm chia sẻ có thể thử những cách sau:

Nhận diện cảm xúc: Xác định và hiểu rõ cảm xúc cốt lõi của bạn giúp bạn dễ dàng thể hiện chúng hơn.

Đối diện với nguyên nhân: Đối mặt với sự kiện hoặc hành động kích thích cảm xúc của bạn là một phương pháp hiệu quả để giải phóng cảm xúc.

Quản lý phản ứng: Suy nghĩ về những gì đã dẫn đến cảm giác hiện tại và học cách kiểm soát phản ứng của bạn.

Chăm sóc bản thân: Dành thời gian cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Tập thể dục và các hoạt động tự chăm sóc có thể giúp giảm căng thẳng.

Cuối cùng, việc biết ơn và tha thứ cho những người hay sự kiện làm gia tăng cảm xúc tiêu cực của bạn cũng rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp bạn giải phóng những cảm xúc tiêu cực mà còn mở ra con đường cho sự chữa lành và phát triển cá nhân.

Nguồn: Tin tức y dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Exit mobile version