Siêu âm Doppler tim là công nghệ chẩn đoán tiên tiến, được sử dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện. Phương pháp này giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Dưới đây Chuyên gia tại Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM biên soạn là một số chỉ dẫn về cách hiểu kết quả siêu âm Doppler tim.
1. Siêu âm Doppler tim là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách đọc kết quả siêu âm Doppler tim, bạn cần nắm được khái niệm về phương pháp này.
Siêu âm Doppler tim là kỹ thuật giúp bác sĩ quan sát cấu trúc và hoạt động của tim, đặc biệt là khả năng nhận diện dòng máu trong hệ tuần hoàn có đang lưu thông bình thường hay không. Dựa trên kết quả này, bác sĩ có thể phát hiện các vấn đề bất thường, các bệnh lý tiềm ẩn và đưa ra phương pháp xử lý thích hợp để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
Một số ứng dụng phổ biến của siêu âm Doppler tim mạch bao gồm:
- Siêu âm tim 2 chiều.
- Siêu âm Doppler mô cơ tim.
- Siêu âm tim TM.
- Siêu âm – Doppler xung.
- Doppler liên tục và Doppler màu.

2. Những đối tượng cần thực hiện siêu âm Doppler tim
Ngoài việc quan tâm đến cách đọc kết quả siêu âm Doppler tim, người bệnh cũng rất chú ý đến các đối tượng nên thực hiện phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiên tiến này.
Thường thì sau khi thăm khám lâm sàng và có những đánh giá ban đầu về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp siêu âm tim phù hợp. Siêu âm Doppler tim thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
Người mắc bệnh về phổi.
Bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc huyết áp tụt bất thường và có khả năng liên quan đến các vấn đề tim mạch.
Người có tiền sử mắc bệnh tim, như bệnh lý van tim hay dị tật tim bẩm sinh.
Trường hợp nghi ngờ có khối u hoặc huyết khối trong tim cần kiểm tra ngay lập tức.
Bệnh nhân bị thiếu máu cục bộ ở tim hoặc nhồi máu cơ tim, gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Người mắc bệnh liên quan đến màng tim.
Các trường hợp có triệu chứng đau tức ngực và khó thở kéo dài nhiều giờ.
3. Quy trình siêu âm Doppler tim
Bác sĩ thực hiện siêu âm Doppler tim cần có kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm dày dặn và hiểu rõ các chỉ số siêu âm. Quá trình siêu âm sẽ bao gồm các bước sau:
Trước khi siêu âm: Bệnh nhân cần giữ tâm lý thoải mái. Sau đó, bệnh nhân sẽ nằm ngửa và hơi nghiêng về phía bên trái.
Thực hiện siêu âm: Bác sĩ sẽ ngồi bên phải bệnh nhân để tiến hành các thao tác siêu âm. Thời gian thực hiện siêu âm thường kéo dài từ 10 đến 15 phút.
4. Cách đọc chỉ số siêu âm Doppler tim
4.1 Các chỉ số phổ biến
Nhiều bệnh nhân thường không hiểu rõ cách đọc chỉ số siêu âm Doppler tim. Dưới đây là các chỉ số phổ biến mà bạn có thể tham khảo. Cụ thể, chuyên gia, giảng viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm cho biết:
- Ao (Aorta): Động mạch chủ.
- LA (Left Atrium): Nhĩ trái.
- RA (Right Atrium): Nhĩ phải.
- LV (Left Ventricular): Thất trái.
- RV (Right Ventricular): Thất phải.
- LVOT (Left Ventricular Outflow Tract): Buồng tống thất trái.
- RVOT (Right Ventricular Outflow Tract): Buồng tống thất phải.
- EF (Ejection Fraction): Phân suất tống máu.
- EF (Teich): Phân suất tống máu theo phương pháp Teicholz.
- IVSd (Interventricular Septal Diastolic): Độ dày vách liên thất kỳ tâm trương.
- IVSs (Interventricular Septal Systolic): Độ dày vách liên thất kỳ tâm thu.
- LVEDd (Left Ventricular End Diastolic Dimension): Đường kính thất trái tâm trương.
- LVEDs (Left Ventricular End Systolic Dimension): Đường kính thất trái tâm thu.
- LVPWd (Left Ventricular Posterior Wall Diastolic): Độ dày thành sau thất trái tâm trương.
- LVPWs (Left Ventricular Posterior Wall Systolic): Độ dày thành sau thất trái tâm thu.
- EDV (End Diastolic Volume): Thể tích cuối tâm trương.
- EDV (Teich): Thể tích cuối tâm trương theo phương pháp Teicholz.
- ESV (End-Systolic Volume): Thể tích cuối tâm thu.
- ESV (Teich): Thể tích cuối tâm thu theo phương pháp Teicholz.
- SV (Teich): Stroke Volume.
- Ann (Annular): Đường kính vòng van.
- AML (Anterior Mitral Valve Leaflet): Lá trước van hai lá.
- PML (Posterior Mitral Valve Leaflet): Lá sau van hai lá.
- MVA (Mitral Valve Area): Đường kính lỗ van hai lá.
- PHT (Pressure Half Time): Thời gian giảm nửa áp lực.
- TV (Tricuspid Valve): Van ba lá.
- AnnTV (Annular Tricuspid Valve): Đường kính vòng van ba lá.
- AV (Aortic Valve): Van động mạch chủ.
- AoVA: Đường kính vòng van động mạch chủ.
- AoR: Đường kính xoang Valsalva.
- STJ: Chỗ nối xoang ống.
- AoA: Động mạch chủ lên.
- AoT: Động mạch chủ đoạn quai.
- AoD: Động mạch chủ xuống.
- AVA: Đường kính lỗ van động mạch chủ.
4.2 Vấn đề qua chỉ số siêu âm Doppler tim
Dựa trên các chỉ số siêu âm Doppler tim, bác sĩ có thể phát hiện các vấn đề sau:
Nhận diện dấu hiệu bất thường của van tim.
Đánh giá sự hoạt động bơm máu của tim, xem có vấn đề gì không, đồng thời xác định tổn thương cơ tim (nếu có).
Phát hiện sự tồn tại của khối u hoặc huyết khối trong tim.
Đánh giá hiệu quả hoạt động bơm máu của tim.
Đưa ra những nhận định ban đầu về tình trạng tắc nghẽn mạch phổi, tuy nhiên bệnh nhân cần thực hiện thêm các phương pháp xét nghiệm khác để có kết luận cuối cùng.
Thông qua những chỉ số siêu âm Doppler tim, bạn sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của các kết quả và tầm quan trọng của chúng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch. Để có kết quả chính xác nhất, bạn nên chọn những cơ sở y tế uy tín.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur