63 lượt xem

Các loại nước uống giúp giải rượu

Rượu và bia thường là những loại đồ uống phổ biến được ưa chuộng trong các dịp sum họp của cộng đồng. Có một số loại nước uống giải rượu có thể giảm bớt các tác động khó chịu từ việc say và nhanh chóng làm giảm đi hiệu ứng của rượu.

<center><em>Uống nước lọc giúp làm giảm nồng độ cồn trong cơ thể khi say rượu</em></center>
Uống nước lọc giúp làm giảm nồng độ cồn trong cơ thể khi say rượu

Các loại nước uống giúp giải rượu

  • Để giảm tác động của rượu bia, người uống nên tăng cường uống nước lọc.

Theo giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: Rượu là chất lợi tiểu, gây mất nước và có thể dẫn đến khô miệng, đau đầu, chóng mặt, và buồn nôn do việc đi tiểu nhiều.

Uống nước lọc giúp bù đắp nước đã mất, đồng thời làm giảm nồng độ cồn trong cơ thể.

  • Nước gừng

Nước gừng có tác dụng giải rượu theo y học cổ truyền. Có thể sử dụng nước gừng tươi hoặc trà gừng để giúp giảm các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, và chóng mặt.

Nước gừng tươi: Thái mỏng và ngâm trong nước ấm, thêm mật ong nếu muốn.

Trà gừng: Cắt lát gừng tươi, ngâm trong nước ấm với lá trà, khuấy đều và uống.

  • Nước sắn dây

Nước sắn dây, hay còn gọi là cát căn, được coi là vị thuốc có tác dụng giải rượu. Sử dụng bột sắn dây để giảm mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, và giảm phiền khát.

Cách dùng: Trộn 1-2 thìa bột sắn dây, 1 thìa đường, và ½ quả chanh tươi. Thêm nước đun sôi để nguội, vắt chanh và uống.

  • Nước mía

Nước mía cung cấp đường và nước cho cơ thể, giúp hạn chế nguy cơ hạ đường huyết khi say. Nó cũng có tính lạnh, mát, và giải nhiệt, giúp thanh lọc cơ thể.

  • Nước đậu đen

Nước đậu đen được ưa dùng để giải độc gan và bù điện giải. Có thể sử dụng chè đậu đen, nước đậu đen, hoặc chế biến đậu đen cùng các nguyên liệu khác.

<center><em>Nước đậu đen được ưa dùng để giải độc gan và bù điện giải</em></center>
Nước đậu đen được ưa dùng để giải độc gan và bù điện giải
  • Nước dừa tươi

Nước dừa tươi giúp bổ sung chất điện giải và khắc phục mất mát các khoáng chất khi say rượu.

Tuy nhiên, cần hạn chế sử dụng nước dừa đối với những người kiêng chất béo, như bệnh tim mạch, mỡ máu cao, xơ mỡ động mạch, và đái tháo đường.

  • Nước cháo trắng

Nước cháo trắng là một lựa chọn giải rượu đơn giản và hiệu quả, bổ sung nước, tinh bột và giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.

 Giảng viên tại Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM chia sẻ thêm các loại thức uống trên có thể hỗ trợ giảm tác động của rượu, nhưng không thể hoàn toàn loại bỏ các triệu chứng mệt mỏi, mất nước, và đau đầu sau khi uống rượu. Quan trọng nhất, cần kiểm soát lượng rượu uống để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một số lưu ý khi tiếp xúc với rượu và bia

Chia sẻ bởi các Tiến sĩ Bác sĩ Y học cổ truyền đang giảng dạy tại Trường Đại học Lương Thế Vinh tốt nhất là tránh sử dụng rượu và bia. Tuy nhiên, nếu không thể tránh khỏi, hãy kiểm soát lượng uống và tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

  • Không nên uống rượu khi đói vì điều này có thể gây kích ứng cho dạ dày. Dạ dày trống cũng làm cho ethanol trong rượu dễ hấp thụ vào cơ thể, làm cho say nhanh hơn.
  • Trước khi uống rượu, hãy ăn thức ăn để giảm thời gian hấp thụ rượu vào cơ thể và giảm nguy cơ hạ đường huyết sau say.
  • Uống nhiều nước lọc để giải rượu và hạn chế sử dụng đồ uống có gas, vì chúng có thể làm tăng lượng khí CO2 trong dạ dày, khiến rượu được hấp thụ nhanh hơn.
  • Tránh uống rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hoặc không có thông tin đầy đủ, để tránh nguy cơ ngộ độc rượu công nghiệp (methanol).
  • Không lái xe sau khi uống rượu.
  • Nếu bạn gặp các triệu chứng như mờ mắt, mệt mỏi, thở nhanh, chậm chạp, thậm chí là hôn mê, nôn mửa…, có thể là dấu hiệu của ngộ độc rượu. Hãy điều trị ngay tại các cơ sở y tế gần nhất.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur