143 lượt xem

Chú ý các tác dụng phụ khi uống trà vào buổi sáng có thể gây nguy hiểm

Sử dụng đồ uống ấm vào buổi sáng có thể hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tiêu hóa. Tuy nhiên, cần cẩn trọng với các tác dụng phụ khi uống trà vào buổi sáng có thể xuất hiện, đặc biệt khi cơ thể đang trong tình trạng đói.

Cập nhật tại Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Các nghiên cứu chỉ ra rằng các loại đồ uống chứa caffein như cà phê, trà xanh, trà sữa, trà ô long, và trà đen có thể gây ra những phản ứng không mong muốn khi được uống vào buổi sáng khi cơ thể đang đói và phản ứng càng mạnh khi thức uống này được uống nóng. Các phản ứng tiềm ẩn có thể bao gồm:

<center><em>Cẩn trọng với các tác dụng phụ khi uống trà vào buổi sáng</em></center>
Cẩn trọng với các tác dụng phụ khi uống trà vào buổi sáng

Kích thích dạ dày

Theo một nghiên cứu được công bố bởi Giáo sư Sinh học Chung S. Yang tại Đại học Rutgers, Mỹ, uống trà đặc khi đang đói có thể gây kích thích dạ dày.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc uống trà khi đói có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư về thực quản và dạ dày. Ngoài ra, các hợp chất chống oxi hóa mạnh và polyphenol trong trà có thể kích hoạt axit dạ dày, gây viêm và làm giảm khả năng tiêu hóa…

Đau đầu

Trong một tạp chí nghiên cứu được xuất bản bởi công ty Taylor & Francis, chuyên nghiên cứu và xuất bản sách và tạp chí học thuật ở Anh, đã chỉ ra rằng uống trà có thể gây buồn nôn và đau đầu, đặc biệt là khi uống trà vào lúc đói. Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: nguyên nhân của hiện tượng này được liên kết với sự hiện diện của caffein trong trà, có thể tác động lên hệ thần kinh trung ương và gây ra những tình trạng như mất ngủ, kích động, hoặc cảm giác run.

Gây trở ngại cho quá trình hấp thụ dưỡng chất

Các polyphenol như tanin và caffein khi uống trà vào lúc đói có thể làm giảm khả năng cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng như sắt từ thức ăn.

Gây khó tiêu và mất nước

Theo Tiến sĩ Rohini Patil, chuyên gia dinh dưỡng và Giám đốc điều hành của Nutracy Lifestyle ở Mỹ, uống trà khi đói có thể tạo ra khí trong hệ thống tiêu hóa. Đồng thời, trà còn có tác dụng làm tiểu nhiều, dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên và nhiều lần, gây mất nước nếu không bổ sung nước đầy đủ.

<center><em>Nên uống trà kèm với các món ăn nhẹ giúp phát huy tác dụng của trà với sức khỏe</em></center>
Nên uống trà kèm với các món ăn nhẹ giúp phát huy tác dụng của trà với sức khỏe

Gây xói mòn răng

Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết thông tin: Uống trà khi đói vào buổi sáng có thể gây xói mòn răng do vi khuẩn trong miệng phá vỡ đường làm tăng nồng độ axit và gây hiện tượng xói mòn men răng.

Cách tận dụng lợi ích của việc uống trà cho sức khỏe

  • Kết hợp trà với bữa ăn nhẹ

Việc uống trà có thể kết hợp với bữa sáng hoặc những món ăn nhẹ khác. Bạn cũng có thể ăn các loại hạt trước khi uống trà, sử dụng đường thốt nốt để tạo hương vị ngọt tự nhiên, tốt cho tiêu hóa và cung cấp vitamin và khoáng chất như phốt pho, sắt, magiê và kali cho cơ thể.

  • Thời điểm tốt nhất để uống trà

Tốt nhất là uống trà vào khoảng 3 giờ chiều vì nó có thể cải thiện hệ thống miễn dịch và giúp ngăn ngừa cảm cúm, cảm lạnh.

Để uống trà có lợi cho sức khỏe, ngoài việc tránh uống khi đói, hạn chế sử dụng trà khi dùng thuốc hoặc trước khi đi ngủ. Cần lưu ý đối với những trường hợp đặc biệt như trẻ em, người bị cao huyết áp, mất ngủ, viêm loét dạ dày, suy nhược thần kinh… nên hạn chế uống trà.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur