Hình thức xét tuyển Đại học Cao đẳng năm nay rất đa dạng bởi các trường Đại học Cao đẳng sử dụng nhiều phương án kết hợp để tuyển sinh. Hơn nữa học phí Đại học cũng là một trong những lưu ý đặc biệt mà các thí sinh tham gia tuyển sinh năm nay cần chú ý.
Những lưu ý đặc biệt mùa tuyển sinh 2021
Cụ thể ban biên tập Cao đẳng Dược cập nhật tin tức, theo đó tuần qua Bộ GD&ĐT công bố hướng dẫn công tác tuyển sinh trình độ đại học năm 2021. Theo đó, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển chỉ được chọn một trong hai phương thức.
Phương thức 1: Đăng ký trực tiếp tất cả các thông tin trên phiếu ĐKDT kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học; cao đẳng năm 2021; thí sinh không được điều chỉnh thông tin đăng ký nguyện vọng xét tuyển khi điểm tiếp nhận đã cập nhật thông tin của thí sinh vào cơ sở dữ liệu trong thời gian quy định.
Phương thức 2: Đăng ký trực tuyến (tại các nơi có đủ điều kiện), thí sinh đăng ký trực tiếp trên Phiếu ĐKDT và ĐKXT phần thông tin phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT; phần đăng kí nguyện vọng xét tuyển trực tuyến phải hoàn thành trong thời gian quy định và thí sinh có thể điều chỉnh nhiều lần thông tin đăng kí nguyện vọng xét tuyển trong thời gian quy định.
Đặc biệt, các trường không được thông báo thí sinh trúng tuyển dưới mọi hình thức khi thí sinh chưa tốt nghiệp THPT; sử dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh cho một ngành hoặc nhóm ngành phải xác định và công bố công khai chỉ tiêu, mức điểm nhận xét tuyển cho từng phương thức tuyển sinh theo quy định của quy chế tuyển sinh.
Thí sinh tham gia tuyển sinh năm nay cũng cần lưu ý đến học phí
Trước đó cũng liên quan đến vấn đề tuyển sinh Đại học Cao đẳng năm nay, theo ông Nguyễn Hữu Định trưởng phòng tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng cho biết, ngay từ đầu mùa tuyển sinh nhiều trường Đại học đã áp dụng mức thu học phí tăng mới, thậm chí gấp đôi hiện nay, Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT cho biết, hiện nay, các cơ sở giáo dục công lập thực hiện thu học phí theo quy định tại Nghị định số 86 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến hết năm học 2020 – 2021 (Nghị định số 86).
Theo đó, Tại dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86/2015/NĐ-CP, Bộ GD&ĐT đã báo cáo Chính phủ xem xét cho phép giữ nguyên mức học phí năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021, nhằm chia sẻ khó khăn, góp phần giảm gánh nặng về tài chính cũng như nỗi lo tăng học phí cho phụ huynh và học sinh.
Nghị định dự thảo lần này với nhiều chính sách mới, có ý nghĩa lớn, gắn mức thu học phí không chỉ theo mức độ tự chủ tài chính của các trường công lập mà quan trọng hơn còn gắn với kết quả kiểm định chất lượng GD&ĐT của các cơ sở GD-ĐT công lập, nhằm đảm bảo mức thu học phí tương xứng với chất lượng GD-ĐT.
Đồng thời cũng mở rộng các đối tượng được hưởng chế độ chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập để đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục của tất cả mọi đối tượng yếu thế trong xã hội.